Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Ngành Y tế tỉnh Ninh Bình triển khai công tác phòng chống bão số 3 WIPHA
    Thực hiện Công điện số 112/CĐ-TTg ngày 19/7/2025 của Thủ tướng Chính phủ về tập trung ứng phó với cơn bão số 3 năm 2025. Chiều ngày 20/7/2025, Sở Y tế Ninh Bình khẩn trương tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai công tác chuẩn bị phòng chống bão số 3 có thể đổ bộ về tỉnh Ninh Bình. Tại đầu cầu Sở Y tế, đồng chí Phạm Thị Phương Hạnh – Tỉnh uỷ viên, Giám đốc Sở Y tế, chủ trì Hội nghị cùng sự tham gia của các Phó Giám đốc Sở Y tế, Trưởng các Phòng Chức năng Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh. Tại các điểm cầu trực tuyến, có sự tham dự của Lãnh đạo và Trưởng các Khoa, phòng tại Bệnh viện Đa khoa Hải Hậu, TTYT Hải Hậu, TTYT Nghĩa Hưng, TTYT Giao Thuỷ, TTYT Kim Sơn, BVĐK Kim Sơn…
anh tin bai

Toàn cảnh điểm cầu tại Sở Y tế

    Để hạn chế tác động do bão số 3 đến hoạt động của cơ sở y tế và đảm bảo công tác chăm sóc sức khỏe của người dân trong cộng đồng, Giám đốc Sở Y tế đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc Sở Y tế thực hiện một số nội dung sau:
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình, Bệnh viện Đa khoa Nam Định, Bệnh viện Đa khoa Hà Nam, Bệnh viện Đa khoa Hải Hậu, Bệnh viện Đa khoa Kim Sơn, TTYT Nghĩa Hưng, TTYT Giao Thủy: Chuẩn bị sẵn sàng về nhân lực, cơ số xe cấp cứu, trang thiết bị, thuốc, vật tư tiêu hao cho tối thiểu 02 Tổ cấp cứu lưu động (lưu ý các cơ số phục vụ cấp cứu chấn thương). Tổ cấp cứu lưu động có Quyết định phân công nhiệm vụ cụ thể, kèm danh sách liên lạc, trực 24/24 sẵn sàng công tác ứng cứu cho các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh và hỗ trợ ứng cứu cho các tỉnh chịu ảnh hưởng của bão (khi được lệnh điều động). Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh: Tổ chức trực Lãnh đạo, chuyên môn, trực cấp cứu 24/24, không để gián đoạn trong công tác cấp cứu, điều trị cho người dân. Rà soát người bệnh đang điều trị tại đơn vị, tăng cường hoạt động kê đơn thuốc, điều trị ngoại trú cho người bệnh, hạn chế chỉ định nhập viện nội trú (trừ trường hợp bệnh nhân nặng, bệnh diễn biến phức tạp...). Chủ động sơ tán người bệnh và các trang thiết bị y tế, thuốc phục vụ người bệnh tới các tòa nhà kiên cố có khả năng chịu được tác động mạnh của bão; chuyển người bệnh nặng, phương tiện máy thở và phương tiện hồi sức cấp cứu khác lên tầng cao để tránh ngập lụt. Chuẩn bị máy phát điện dự phòng và cơ số nhiên liệu đủ để duy trì nguồn điện dự phòng trong thời gian bị cắt điện trong và sau bão, chuẩn bị các phương án để máy phát điện dự phòng được an toàn không bị ngập lụt, ngừng hoạt động hoặc các phương án máy phát điện dự phòng cơ động để thay thế. Chuẩn bị bổ sung cơ số thuốc, trang thiết bị, phương tiện phục vụ cấp cứu chấn thương trực tiếp; gián tiếp do sập, vùi lấp và ứng phó với tình huống thương vong hàng loạt; sẵn sàng thiết lập trạm cấp cứu dã chiến tại các khu vực có địa hình cao tránh ngập lụt.Huy động toàn bộ nhân lực bệnh viện tham gia thường trực hỗ trợ cấp cứu thương vong hàng loạt tại bệnh viện và ngoại viện; tập trung phân loại người bị nạn để ưu tiên trong công tác cấp cứu đối với tình huống khẩn cấp, phân luồng người bệnh nguy cơ mắc các bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp, đường tiêu hóa để tránh lây nhiễm thêm dịch bệnh trong bệnh viện;

Trung tâm Y tế khu vực làm đầu mối, tổng hợp số điện thoại đường dây nóng tại các Trạm Y tế xã trực thuộc (danh sách chi tiết đính kèm), thông báo về Sở Y tế và Ủy ban nhân dân các xã trên địa bàn, đảm bảo thông tin liên lạc trong các trường hợp cứu hộ, cứu nạn; Rà soát, tổng hợp danh sách các trường hợp sản phụ trên địa bàn, những đối tượng mắc bệnh nặng đang theo dõi tại nhà để có phương án truyền thông, tư vấn, bố trí sắp xếp theo dõi tại các điểm đảm bảo cung cấp dịch vụ y tế phù hợp, an toàn; Xây dựng phương án vận chuyển người bệnh trong trường hợp lũ lụt, gián đoạn giao thông, thông tin liên lạc xảy ra trước, trong và sau bão; Xây dựng phương án tổ chức vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, dự trù cơ số clopheniramin B, hóa chất khử khuẩn nước, thuốc xịt côn trùng phù hợp với nhu cầu sử dụng của người dân trên địa bàn.
Trung tâm Cấp cứu 115 tỉnh Ninh Bình: Chuẩn bị các kíp cấp cứu, sẵn sàng hỗ trợ ứng cứu theo chỉ đạo của Sở Y tế.
    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Chi cục An toàn thực phẩm Trung tâm Y tế khu vực, các Trạm Y tế xã tăng cường truyền thông rộng tãi đến người dân, hướng dẫn các biện pháp phòng chống dịch bệnh, dự trữ thực phẩm, nước sạch, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong và sau bão.
BẢN QUYỀN THUỘC VỀ TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT TỈNH NAM ĐỊNH
Địa chỉ: Đường Phù Nghĩa - Tp Nam Định - Điện thoại: 02283-636673 - Fax: 02283-636673
Email: ttksbttnd@gmail.com